Một sinh vật cổ đại với hình dạng kỳ lạ đã khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều năm. Hóa thạch của sinh vật này, được đặt tên là Shishania aculeata, được phát hiện tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, và có niên đại khoảng 500 triệu năm.
Phát hiện gây chấn động trong giới khoa học
[Caption align=”aligncenter” width=”650″] Sinh vật lạ 500 triệu tuổi ở Vân Nam – Trung Quốc bị bao trùm bởi “ảo ảnh hóa thạch”[/caption]
Ban đầu, Shishania aculeata được phân loại là động vật thân mềm dựa trên những đặc điểm như “chân” và các gai khoáng hóa. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science đã chỉ ra rằng những nhận định trước đây là sai lệch.
Nhóm các nhà khoa học từ Đại học Vân Nam, Đại học Sư phạm Ngọc Khê (Trung Quốc) và Đại học Durham (Anh) đã phát hiện ra rằng Shishania aculeata thực ra thuộc về một nhóm hoàn toàn khác, gần gũi với chancelloriids – một nhóm sinh vật kỳ lạ có hình dáng như túi, sống cố định dưới đáy biển kỷ Cambri.
Nhà cổ sinh vật học Martin Smith, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết các đặc điểm trước đây được xem là bằng chứng cho mối liên hệ với động vật thân mềm là kết quả của hiện tượng “ảo ảnh hóa thạch”.
Nghiên cứu cho thấy Shishania aculeata có cấu trúc vi mô của gai đơn giản hơn so với chancelloriids, nhưng vẫn giúp khẳng định nguồn gốc của chúng không liên quan đến động vật thân mềm.
Việc xác định lại Shishania aculeata là thành viên của nhóm chancelloriids giúp làm sáng tỏ quá trình tiến hóa phức tạp của các sinh vật thời kỳ đầu, đặc biệt là trong kỷ Cambri – thời kỳ được xem là “cuộc bùng nổ sinh học”.